Nếu bạn chưa từng nghe sách nói tiểu thuyết Bố Già thì sẽ không tránh khỏi suy nghĩ “Bộ phim Bố Già lấy cảm hứng từ cuốn sách này”. Nhưng liệu có đúng như vậy không, hãy cùng sachnoimienphi.org tìm hiểu về cuốn tiểu thuyết này nhé !
Những thông tin ít ai biết về cuốn sách nói tiểu thuyết bố già
Sách nói tiểu thuyết “Bố Già” viết về gia đình tội phạm Mafia của Mario Puzo. Tuy viết về Bố già nhưng lại đậm đặc chất đàn ông mà mọi cánh mày râu đều ao ước, và sau tất cả là tình cảm gia đình, thứ thiêng liêng cao đẹp luôn được đặt ở trên hết, ngay cả trong một gia đình tội phạm.
Nhân vật chính là ông trùm Vito Corleone trong những năm tháng cuối đời và những biến cố bất ngờ liên tục xảy đến cho gia đình tưởng như yên ấm của ông.
Từ một gia tộc quyền lực, chỉ vì từ chối hợp tác bán ma túy cùng thế lực xã hội đen mới nổi, The Godfather đã bị ám sát, tuy không chết bởi hàng chục viên đạn, nhưng sau vụ đó cả gia tộc của ông đã suy yếu đi đáng kể, bởi thiếu đi một người lãnh đạo đúng nghĩa. Ông có một người con gái, một con nuôi làm ca sĩ, một con rể vũ phu, và 3 người con trai làm nên điểm nhấn cho toàn bộ mạch truyện.
Đôi nét về tác giả Mario Puzo
Mario Puzo sinh ngày 15 tháng 10 năm 1920 trong một gia đình người Ý nhập cư sống ở khu “Hells Kitchen”, thành phố New York. Trong thời kì tại ngũ sau Chiến tranh Thế giới II , ông theo học Cao đăng thành phố New York theo diện ưu đãi của chính phủ dành cho quân nhân đồng thời là một cây bút tự do. Trong giai đoạn này, ông đã viết hai tiểu thuyết đầu tiên, The Dark Arena (1955) và The Fortunate Pilgrim (1964).
Tác phẩm của ông được giới phê bình đánh giá cao nhưng không thành công về mặt thương mại, vì vậy ông đã quyết tâm viết một tác phẩm thuộc hàng “ăn khách”. Tiểu thuyết Bố già – The Godfather (1969) là một thành công vang dội. Sau kiệt tác này, ông đã hợp tác với đạo diễn Francis Ford Coppola xây dựng kịch bản cho loạt phim Godfather gồm ba phần và giành giải Oscar cho hai phần đầu là The Godfather (1972) và The Godfather Part II (1974).
Cho đến nay, bộ phim Bố Già I, sản xuất & công chiếu năm 1972 vẫn nằm ở top 2 trong 100 những bộ phim hay nhất của Viện Phim Mỹ
Một số dịch phẩm từ tiểu thuyết của ông tại Việt Nam:
- Đấu trường u ám ( The Dark Arena )
- Đất khách quê người ( The Fortunate Pilgrim )
- Bố già ( The Godfather )
- Những kẻ điên rồ phải chết ( Fools Die )
- Đất máu Sicily ( The Sicilian )
Hi vọng với những chia sẻ trên đây của sachnoimienphi.org đã giúp bạn hiểu hơn về sách nói tiểu thuyết bố già. Bạn có thể tìm nghe cuốn sách tại Kho sách nói.
Tham khảo bài viết:
- List 3 cuốn sách nói tiểu thuyết kinh điển nên đọc ngay hôm nay
- Những câu trích dẫn sách hay làm thay đổi cuộc đời bạn