Sách nói Tam quốc diễn nghĩa là một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc. Nhờ tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, thời Tam Quốc đã trở thành cuộc loạn thế nổi tiếng và độ phổ biến cao nhất trong lịch sử Trung Hoa phong kiến. Tác phẩm đi qua bao thăng trầm trong chiều dài phát triển của văn hóa thì Tam quốc diễn nghĩa vẫn là một “Nhật nguyệt treo cao” trong kho tàng văn học của quốc gia có bề dày lịch sử đồ sộ như Trung Quốc.
Sách nói Tam quốc diễn nghĩa về bản chất là tác phẩm truyền miệng trong dân gian, trước khi La Quán Trung biên tập lại vào thế kỷ 14 (Cuối đời Nguyên đầu đời Minh) thì chuyện về Tam quốc đã được lưu truyền dưới rất nhiều dị bản trong cộng đồng từ nhân dân đến nghệ nhân kể chuyện, nhà văn học nghệ thuật, nhà viết kịch, v.v… Nhưng nói chung công biên tập chủ yếu vẫn thuộc về nhà văn La Quán Trung với nhiều cải tiến như lược bớt tính mê tín, tính cách nhân vật được tô đậm, tăng tính nhân văn đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hướng về cái thiện, diệt trừ cái ác.
Các chi tiết của tác phẩm sách nói Tam quốc diễn nghĩa thành công vô cùng trong quy mô, độ hoành tráng của cốt truyện và nhân vật. Các sự kiện chính của tiểu thuyết là
- Triều đình tranh giành quyền lực: Bối cảnh suy vi của nhà Hán, khi các vị vua bị thao túng và phụ thuộc bởi giới hoạn quan, gây ra nhiều nhiễu loạn trong dân tình, ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi mong muốn dẹp loạn yên dân nên đã kết nghĩa huynh đệ với nhau trong vườn đào rồi lên đường thực hiện lý tưởng
- Chiến tranh loạn lạc giữa mười quân phiệt: Kéo dài trong 10 năm, phát sinh từ sự căm phẫn sự chuyên quyền của Đổng Trác, kết thúc bằng sự kiện Quan Vũ từ bỏ Tào Tháo để quay về với Lưu Bị.
- Trận Xích Bích: Chia ra trận Tiền Xích Bích và Hậu Xích Bích, tổng cộng 20 năm, trải qua hai lần thất bại của Tào Tháo.
- Ba nước xưng đế: năm 220, Tào Phi (con trai Tào Tháo) lập ra nhà Ngụy, sau thành vua nước Ngô; một năm sau Lưu Bị xưng đế Thục Hán. Qua 32 năm, nước Ngô cũng dần suy yếu.
- Nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa: Phía Ngụy đổi ngôi vua liên tục trong quãng thời gian dài tranh đấu với Ngô. Cuối cùng cháu của một vị tướng là Tư Mã Viêm ép vị Hán Đế, lên ngôi, lập ra nhà Tấn vào năm 265, lấy hiệu Tấn Vũ Đế.
Sách nói Tam quốc diễn nghĩa có ảnh hưởng to lớn đến nền văn học cũng như văn hóa của không chỉ Trung Quốc mà còn cả Việt Nam. Rất nhiều bài bình bằng thơ bằng tiếng Việt được sáng tác, các câu văn trong tác phẩm cũng trở thành chân lý, tục ngữ sau này được công nhận phổ biến.
Thông qua Sách nói Tam quốc diễn nghĩa, chúng ta đều rút ra bài học rằng lịch sử, quá khứ không hề dạy con người ta cái dối trá, lừa lọc, càng không phải dạy cho người ta cách mưu tính, mà là cách để con người trở thành người tốt, nhận được sự tôn kính từ người khác.
Sách nói Tam Quốc Diễn Nghĩa nhờ nắm rõ được đạo lý này nền mới có thể mãi mãi là sách nói tiểu thuyết trường thịnh không suy, đi sâu vào lòng người và được lưu truyền phổ biến đến như vậy.